Cách chăm sóc gà đá giống 3 – 4 tuần tuổi chuẩn chuyên gia

https://aebett.com/

Đối với nhiều người, việc lựa chọn và chăm sóc gà đá làm giống không chỉ đòi hỏi đam mê, tình yêu mà còn phải có kỹ năng và kiến thức thuần thục. Từ đó giúp cho chiến kê tăng khả năng chiến đấu và cơ hội chiến thắng trong các set đấu. Bài viết sau đây của AEBET tổng hợp chi tiết chính xác cách chăm sóc gà đá con 21 đến 28 ngày tuổi chuẩn nhất cho anh em tham khảo và bổ sung kiến thức.

Lựa chọn con giống khỏe mạnh

Trước khi tiến hành các khâu sau thì người chăm sóc gà đá phải biết sàng lọc và lựa chọn gà chọi giống khỏe mạnh, phù hợp với các kèo đá gà khác nhau. Con giống không chỉ phải có kỹ năng đá gà tốt theo gien bố mẹ mà còn phải có sức bền dẻo dai, khả năng chịu đựng thời tiết và bệnh tật tốt.

Lựa chọn con giống tốt chuẩn gen là khâu đầu tiên để cho ra chiến kê dũng mãnh
Lựa chọn con giống tốt chuẩn gen là khâu đầu tiên để cho ra chiến kê dũng mãnh

Một số giống gà mà nhiều cao thủ lựa chọn khi tự tay nuôi chiến kê là: Gà đòn, gà cựa, gà chọi Mỹ, giống chiến kê Peru, gà chọi Asil, giống Sweater mới nổi… Bên cạnh đó còn có các giống địa phương như: gà chọi Thổ Hà, Con giống vùng Đồ Sơn, Vân Hồ, Cao Lãnh,…

Tiêu chí chọn con giống khỏe mạnh của phần chăm sóc gà đá bao gồm:

  • Gà con có sức lực khỏe mạnh, lông mịn bồng bềnh, bụng hóp lưng thẳng. Mắt nằm ở vị trí cao, sáng, thần thái nhanh nhẹn năng động, bước đi chắc chắn
  • Phân biệt giữa con trống và con mái để chọn giống nuôi phù hợp
  • Cần tránh những con giống yếu đuối, bước đi loạng choạng, ít vận động, ngực căng, không thống nhất giữa các múi cơ, mắt kém, chảy dãi, mắc các bệnh cúm, ho khò khè, hơi thở gấp gáp…

Chăm sóc gà chọi giống 3 – 4 tuần tuổi chuẩn nhất

Để đảm bảo môi trường phát triển và chăm sóc con giống một cách chuẩn nhất, người chăm sóc và chăn nuôi cần tuân thủ các bộ quy tắc và kỹ năng về: chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh cho các giai đoạn chuẩn bị và nhập gà đến khi đạt 28 ngày tuổi.

Giai đoạn chuẩn bị

Người chơi chọi kê cần chuẩn bị thật tốt các vấn đề về chuồng trại, hệ thống sưởi, úm và vệ sinh nước uống cho gà con, đảm bảo cho sự phát triển an toàn mạnh khỏe của võ thần mào đỏ sau này.

  • Chuồng nằm về hướng Đông Nam hoặc Đông để đảm bảo không khí thoáng mát, cao, khô ráo.
  • Sử dụng lưới mắt nhỏ như lưới B40 để bảo vệ con non khỏi các loài như chuột mèo chó tấn công và cũng để tránh lọt mất gà
Cách chăm sóc gà đá chi tiết nhất cho người mới bắt đầu 
Cách chăm sóc gà đá chi tiết nhất cho người mới bắt đầu
  • Sàn chuồng thoáng mát để tiện vệ sinh sạch sẽ; nếu không, sử dụng trấu lót để giữ ấm và thông gió cho gà.
  • Tường và cửa sổ chuồng chăn nuôi phải kín gió, vừa tránh mưa gió ẩm vừa tránh các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập.
  • Bóng úm gà sử dụng loại 60 đến 100W cách mặt nền từ 30 đến 40cm. 
  • Máng ăn và uống nước có độ sâu vừa phải, nếu chậu lớn phải quây lồng úp tránh để gà bị rơi ướt.
  • Trước khi nuôi gà con cần quây và che bạt khu nuôi thả nhỏ trước, sau mới nới rộng ra theo các giai đoạn lớn của gà đồng thời phun thuốc sát trùng cách ngày nhập gà từ 3 đến 5 ngày.
  • Mật độ nuôi gà chọi giống sẽ thưa hơn gà nuôi thịt hay đẻ trứng để tránh đánh nhau sau khi lớn.

Giai đoạn nhập và chăm sóc gà đá

Ở giai đoạn này, người chăm sóc gà cần để tâm sát sao kỹ lưỡng vì gà lúc này còn yếu và dễ mắc bệnh. Chú ý nhiệt độ gian chuồng ấm áp, thoáng mát, thức ăn và nước uống đầy đủ và phòng bệnh hiệu quả. Thường xuyên kiểm kê sĩ số để biết được tình hình chăn nuôi của mình.

Về vấn đề nước uống:

  • Nước uống cho gà phải sạch sẽ, đảm bảo nước được thay thường xuyên và cung cấp liên tục 4 lần 1 ngày.
  • Nước pha thuốc điện giải và vitamin c bổ sung với tỷ lệ 1g/lít, đồng thời nếu cần phải cấp nước ấm từ 27 đến 28 độ C.
  • Máng uống nước đặt ở vị trí cao hoăc treo lên vị trí phù hợp

Về vấn đề dinh dưỡng cho chăm sóc gà đá giống:

  • Tuần tuổi 1 – tập ăn cho gà: gà chọi con bắt đầu được cho ăn các loại hạt cám nhỏ, hạt ngô xay hoặc vừng đi kèm các loại rau xanh giã nhỏ. Không cho ăn cơm nguội hay thức ăn thừa của người ở giai đoạn này. Các bữa ăn được chia từ 5 đến 6 phần/ ngày đảm bảo duy trì trong suốt tuần nuôi đầu.
Các bữa ăn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và nước uống trong từng giai đoạn khác nhau
Các bữa ăn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và nước uống trong từng giai đoạn khác nhau
  • Ở tuần thứ 2: tiếp tục cho ăn các loại hạt xay, thóc bỏ vỏ ninh chín cùng rau thịt nhuyễn.
  • Tuần thứ 3 trở đi: Chia nhỏ bữa ăn từ 3 đến 4 bữa/ ngày sử dụng các thức ăn có sẵn và các loại đạm bổ sung như châu chấu, cá cơm… Dần dần bắt đầu chăm sóc gà đá bằng các loại cám công nghiệp. 
  • Khi gà chọi đạt trọng lượng 500g, bắt đầu cho ăn đa dạng hơn và rút gọn thành 2 bữa chính vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho gà.

Về vấn đề úm gà và mật độ của gà đá giống:

  • Mật độ gà sẽ được giãn dần ra theo các giai đoạn phát triển của con giống, từ tuần thứ 3 mật độ con sẽ đạt dưới 10 con trên 1m2 thay vì 40 con như ở tuần thứ nhất
  • Gà sẽ được sưởi ấm tại nhiệt độ duy trì 25 đến 28 và linh hoạt tăng giảm bằng các biện pháp che chắn gió phù hợp. 
  • Chăm sóc gà đá vào khoảng thời gian úm gà tuần 1 duy trì cả ngày, tuần 2 giảm xuống còn ½ và từ 28 ngày tuổi thì dừng hẳn để chuyển sang ánh sáng tự nhiên.

Người chăm sóc cũng cần chú ý cắt mỏ gà vào ngày tuổi thứ 21, nên sử dụng máy hàn mỏ để đạt độ đồng đều và tránh bị thương mỏ gà. bên cạnh đó bạn cũng nên quan sát phát hiện gà bị bệnh để phòng chống và điều trị kịp thời. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhưng quyết định đến 80% sĩ số gà về sau cũng như độ chống chịu và sức bền của gà đá.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần biết cho người chăm sóc gà đá và kê thủ được biết và chuẩn bị cho chiến kê tương lai của mình. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *